Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho hay, Nghị quyết 88 của Quốc hội và luật Giáo dục quy định xã hội hóa việc biên soạn SGK là chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá, chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa; nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực xã hội có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của phát triển.
Tuy nhiên, bà Thúy chia sẻ, bà có cảm tưởng rằng xã hội hóa SGK như một tiếng kèn ngập ngừng. “Bởi ngay năm đầu chuẩn bị thực hiện chương trình phổ thông mới, đã có nhiều ý kiến đề nghị chỉ nên có 1 bộ SGK. Thậm chí, cho đến nay, vẫn có những ý kiến trái chiều”.
Thứ hai, dù đưa ra quy định xã hội hoá việc biên soạn SGK nhưng đến giờ phút này chưa có chính sách khuyến khích gì kèm theo.
Theo bà Thúy, việc SGK trở thành mặt hàng mà Nhà nước định giá cũng có thể có tác động tiêu cực đến việc thực hiện xã hội hóa SGK.
Ví dụ như SGK của môn học tiếng Anh có giá cao hơn hẳn so với giá sách của các môn học khác. Vì hầu hết sách của nhà xuất bản nước ngoài được một số nhà sách Việt Nam mua bản quyền rồi điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Nếu định giá rẻ, chắc chắn chỉ có bộ SGK được biên soạn theo Đề án ngoại ngữ quốc gia có thể đáp ứng được. Còn các bộ SGK khác khó có thể bán theo giá đó. “Như vậy liệu các nhà sản xuất có tiếp tục mua bản quyền và làm sách Tiếng Anh nữa không?”, bà Thúy đặt vấn đề.
Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, kết quả của chủ trương xã hội hóa đến nay đã đạt được một số nội dung nhất định.
Thứ nhất, đó là xóa bỏ độc quyền về biên soạn, in ấn, phát hành SGK từ nhiều năm nay. “Đến thời điểm này, chúng ta đã có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn và phát hành SGK”.
Bên cạnh đó, giúp giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của Nhà nước về lĩnh vực này. “Bởi trung bình chỉ tính riêng về biên soạn, 1 bộ SGK ước tính cần đến hơn 300 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí tập huấn, giáo viên và các chi phí khác nữa khoảng 400 tỷ đồng/bộ. Như vậy, 3 bộ SGK như hiện nay khoảng hơn 1.000 tỷ đồng”, ông Thưởng nói.
Ông Thưởng cho hay, theo luật Giá, hiện nay, SGK là mặt hàng kê khai giá. Các nhà xuất bản kê khai giá và Bộ Tài chính thẩm định, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm phối hợp.
“Thời gian qua, chúng ta cũng tích cực kiểm soát và làm tốt công tác này. Qua các lần kê khai giá của các nhà xuất bản, so với các lần công bố đầu tiên, các bộ sách đều giảm giá từ 3-9%.
Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng, dù kê khai giá hay định giá thì đều là những hình thức quản lý của nhà nước (theo cách gián tiếp hay trực tiếp). Hiện nay, chúng ta có khoảng 17,5 triệu học sinh là đối tượng sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này.
Qua nghiên cứu, Bộ GD-ĐT đã phối hợp Bộ Tài chính tham mưu đề xuất với Chỉnh phủ nghiên cứu để đưa mặt hàng SGK do Nhà nước định giá. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 63 quy định SGK là mặt hàng do Nhà nước định giá. Bộ trưởng Tài chính cũng đã trình dự thảo luật Giá sửa đổi này”.
Ông Thưởng cũng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu Nhà nước có những căn cứ xây dựng tiêu chuẩn, định mức giá trần, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản.
“Mục tiêu cao nhất là hướng tới học sinh. Song, chúng ta cũng tạo điều kiện để các nhà xuất bản tham gia nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ thấp giá thành SGK nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cũng sẽ tính tới cả những sách có tính đặc thù, như sách Tiếng Anh phải mua bản quyền... Làm sao định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn và phát hành SGK”, ông Thưởng nói.
Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục bổ sung thêm những nội dung này để hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Bà Thúy cho rằng cần kiên định chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK. Song cũng cần nghiên cứu kỹ việc Nhà nước định giá sách, để làm sao có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền.
Theo bà Thúy, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, mấy năm qua có nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã tham gia biên soạn, xuất bản SGK. Để hài hòa các yêu cầu, có thể xem xét 2 phương án điều chỉnh việc định giá đối với SGK.
Phương án thứ nhất, chỉ định giá với SGK do doanh nghiệp nhà nước sản xuất. “Bởi theo lẽ thông thường, người ta chỉ có thể định giá tài sản thuộc sở hữu của mình, hoặc là mặt hàng do mình sản xuất ra. Vì vậy, nếu định giá, Nhà nước chỉ có thể định giá đối với SGK của doanh nghiệp nhà nước. Quy định như vậy cũng không lo SGK của doanh nghiệp tư nhân sẽ có giá cao hơn. Bởi một mặt SGK của các doanh nghiệp này vẫn thuộc diện kê khai giá; mặt khác, các doanh nghiệp này cũng phải tham chiếu giá SGK của doanh nghiệp nhà nước để có tính cạnh tranh”.
Còn phương án thứ hai, bà Thúy đề xuất, trong luật sẽ chỉ quy định các mặt hàng được định giá, trong đó có SGK, rồi giao cho Chính phủ quy định khung giá phù hợp với từng thời kỳ, trong đó quy định giá tối đa để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, quy định giá tối thiểu để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh.
“Quy định này sẽ nhất quán với điều 11 của luật Giá hiện hành, đó là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục do Nhà nước định giá và quyết định được giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu”, bà Thúy nói.
HPC Landmark 105 là tòa tháp cao nhất Hà Đông, được đánh giá là trái tim của quần thể Usilk City. Dự án gồm 2 tòa cao 35 và 50 tầng với 4 tầng trung tâm thương mại, 2 tầng hầm nối liền thông suốt với các tòa khác trong tổng thể Usilk city (gồm 13 tòa); còn lại là các tầng căn hộ với diện tích đa dạng từ 76 - 155m2.
![]() |
Lễ ký kết Hợp đồng giữa HPTĐ và MB Ba Đình |
Sở hữu vị trí đắc địa tại phía Tây Hà Nội - một khu vực phát triển kinh tế trọng điểm theo “chủ trương quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, HPC Landmark 105 tọa lạc ngay mặt đường Tố Hữu, dễ dàng tiếp cận với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như vành đai 3 và vành đai 4, tuyến bus nhanh BRT Yên Nghĩa-Kim Mã cũng như tuyến đường sắt trên cao Hà Đông-Cát Linh.
Thêm vào đó, HPC Landmark 105 cũng nổi bật với các khu tiện ích lớn xung quanh dự án như bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Thận Hà Nội, bệnh viện Yên Nghĩa, bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công An, bệnh viện Nhi Hà Nội; hay các trường đại học như Đại học Quốc Gia, Khoa học Tự Nhiên, Kiến Trúc, An Ninh, …
Ngoài ra, dự án còn nằm gần một trong những khu công viên cây xanh lớn nhất Hà Nội - công viên Lotte với diện tích 100ha, hay các khu siêu thị lớn Big C Thăng Long, Aeon Mall Hà Đông, Metro Hà Đông.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó TGĐ Hải Phát Thủ Đô phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó TGĐ Hải Phát Thủ Đô cho biết, với sự kết hợp giữa HPTĐ và MB Ba Đình, các khách hàng khi mua căn hộ tại dự án HPC Landmark 105 chắc chắn sẽ nhận được những chính sách tài chính hấp dẫn và có lợi nhất.
Có thể kể đến như gói giải pháp chỉ với mức 15% giá trị hợp đồng (khoảng 300 triệu) khách hàng sẽ được bàn giao ngay căn hộ chất lượng cao trong năm 2017 với gói lãi suất hỗ trợ 0% ân hạn gốc. Điều này sẽ giúp khách hàng tiếp cận và sở hữu được những sản phẩm chất lượng của Hải Phát Thủ Đô mà không chịu bất kỳ áp lực tài chính nào trong vòng 1 năm.
![]() |
Phối cảnh dự án Tổ hợp HPC Landmark 105 |
“Buổi ký kết thỏa thuận hôm nay là bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác dài lâu, tốt đẹp giữa Hải Phát Thủ Đô và Ngân hàng Quân Đội, và là tiền đề giúp chúng tôi vững bước trên con đường phát triển của mình trong thời gian tới”, ông Dũng chia sẻ.
Lệ Thanh" alt=""/>Hải Phát ‘bắt tay’ MB Ba Đình phát triển Landmark 105“Tôi cho rằng, điểm chuẩn năm nay là món quà xứng đáng cho những học sinh dũng cảm đăng ký vào trường", nữ hiệu trưởng nói.
Cũng theo bà Hải, thống kê của trường cho thấy, đa số thí sinh trúng tuyển năm 2024 có điểm khá cao; chỉ có một em trúng tuyển với 23,75 điểm.
"Chúng tôi cũng không quá lo ngại về mặt chất lượng vì thầy cô sẽ phải có kế hoạch quan tâm tới những học sinh điểm chuẩn thấp hơn so với các bạn khác để tạo động lực cho các em cố gắng, theo kịp các bạn. Giáo viên cũng sẽ có điều kiện quan tâm học sinh nhiều hơn nên phụ huynh có thể yên tâm”, bà Hải cho hay.
Được biết, điểm chuẩn tính theo trung bình môn của Trường THPT Đoàn Kết năm 2020 là 7,2 ; 2021 là 7,38; 2022 là 7,65, 2023 là 8,0 và năm 2024 là 4,75 điểm.
Trung bình môn điểm chuẩn Trường THPT Đoàn Kết (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ năm 2020 đến nay. Điểm chuẩn trong các năm được tính bằng điểm thi các môn Toán, Ngữ văn hệ số hai, điểm thi môn Ngoại ngữ hệ số 1. Trung bình môn được tính từ điểm chuẩn chia cho 5. Riêng năm 2021, cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 của Hà Nội: (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm Lịch sử + Điểm ưu tiên (nếu có).
Năm nay, điểm chuẩn tại một số trường ở Hà Nội cũng gây bất ngờ cho phụ huynh và học sinh. Cụ thể, Trường THPT Chu Văn An nhiều năm liên tục giữ vị trí cao nhất, năm nay, lại có mức điểm chuẩn bằng với Trường THPT Yên Hòa và Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông.
Xếp thứ 4 là Trường THPT Thăng Long với 42,25 điểm. Các trường còn lại trong top 10 lấy dưới 42, gồm Phan Đình Phùng, Kim Liên, Nguyễn Giao Thiều, Nguyễn Thị Minh Khai, Việt Đức và Nhân Chính.
Sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường THPT công lập (chuyên và không chuyên) năm học 2024 – 2025, từ 3 – 9/7, các cơ sở giáo dục (nơi học sinh học lớp 9) nhận đơn phúc khảo của học sinh; nộp đơn phúc khảo và danh sách học sinh phúc khảo về Phòng GD-ĐT.
Chậm nhất 4/7, Phòng GD-ĐT nhận Phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 – 2025 để phát cho học sinh.
Trước 11 giờ ngày 5/7, các trường THPT công lập chuyên và không chuyên công bố danh sách kết quả tuyển sinh lớp 10. Từ 13 giờ 30 cùng ngày, xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Ngày 6 - 7/7, các trường công lập tiếp tục xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến, trực tiếp; nếu học sinh nào tự nguyện nộp hồ sơ trúng tuyển, các trường tạo điều kiện tiếp nhận theo đúng hướng dẫn.
Từ 13 giờ 30 các ngày 6 - 7/7, các trường THPT công lập tự chủ tài chính, tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến, trực tiếp; đồng thời tiếp nhận hồ sơ trúng tuyển theo đúng quy định.
Chậm nhất ngày 10/7, Sở GD-ĐT, trường chuyên, trường không chuyên duyệt điểm chuẩn bổ sung (nếu có); trong đó, buổi sáng duyệt điểm bổ sung trường chuyên, buổi chiều duyệt bổ sung các trường không chuyên.